Đau mắt đỏ và cách phòng tránh

Thứ tư - 13/09/2023 09:26
2
1
     Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc cấp, là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh xảy ra quanh năm, thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… là những thời điểm mà cơ thể dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, dùng chung đồ dùng sinh hoạt cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch.
      Đau mắt đỏ có thể lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh khi ôm hôn, bắt tay, hay qua tiếp xúc với các vật dụng nhiễm mầm bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt, gối, tay nắm cửa, điện thoại, đồ chơi… Ngoài ra, bệnh còn lây nhiễm do sử dụng nguồn nước bị nhiễm khuẩn, thói quen hay dụi mắt, sờ tay vào mũi, miệng.
Người bị bệnh cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát trong mắt, mắt có nhiều ghèn, ghèn mắt có thể có màu xanh hoặc màu vàng. Mắt đỏ, mi mắt sưng, mọng, đau nhức, chảy nước mắt. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, xuất hiện hạch ở tai.
Đau mắt đỏ thường lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.
      Để phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ trong cộng đồng, cần thực hiện những biện pháp sau:
➢ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…
➢ Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường.
➢ Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.
➢ Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ hoặc nghi ngờ bị đau mắt đỏ.
➢ Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác; cần được nghỉ học/ nghỉ làm để tránh lây nhiễm người xung quanh và cộng đồng; đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị để tránh biến chứng nặng./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Truyền hình giáo dục
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay429
  • Tháng hiện tại23,755
  • Tổng lượt truy cập4,116,782
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây